Đọc sách đối thoại

Cách chúng ta đọc cho trẻ em cũng quan trọng như mức độ thường xuyên chúng ta đọc cho chúng.

Trẻ em học được nhiều nhất từ ​​sách khi chúng tích cực tham gia. Để thu hút trẻ em tham gia, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp đọc sách gọi là Đọc sách Đối thoại. Khi hầu hết người lớn đọc sách cho trẻ em, người lớn đọc và trẻ em nghe. Trong đọc sách đối thoại, người lớn giúp cho trẻ em trở thành người kể lại câu chuyện. Người lớn trở thành người nghe, người hỏi, khán giả của trẻ em. Đọc sách đối thoại chỉ là trẻ em và người lớn trò chuyện về một cuốn sách.

Đọc sách đối thoại dựa trên ba kỹ thuật chính - hỏi câu hỏi "cái gì", hỏi câu hỏi mở, và mở rộng thêm những gì trẻ em nói. Ba kỹ thuật này được thiết kế để khuyến khích trẻ em nói nhiều hơn và các mô tả về những gì chúng thấy. Đọc sách đối thoại có thể được sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi nhưng hiệu quả nhất khi trẻ em có ít nhất 50 từ trong vốn từ vựng biểu cảm.

Khi đọc sách cho em bé, người cha hỏi một câu hỏi, dừng lại và sau đó trả lời câu hỏi đó. Điều này giúp em bé học từ vựng mới, ngoài ra em bé học được rằng hội thoại là "thay phiên nhau." Người mẹ hỏi: "Mũi của em bé ở đâu nhỉ?" Sau đó, chỉ vào bức tranh, "Mũi của em bé ở đây!"

Trẻ mới biết đi học ngôn ngữ đặc biệt tốt. Trong nửa cuối của năm thứ hai, từ 19-24 tháng, trẻ đã học được khoảng 50 từ trải nghiệm một giai đoạn bùng nổ tăng trưởng vốn từ vựng. Những trẻ "bứt phá về từ vựng" học khoảng chín từ mới trong một ngày hoặc 63 từ mới mỗi tuần! Đọc sách đối thoại tận dụng tối đa giai đoạn phát triển này của trẻ khi học ngôn ngữ ở đỉnh cao.

Đọc sách đối thoại có hiệu quả! Trẻ em được đọc nghe sách đối thoại đi trước đáng kể trẻ em được nghe đọc sách kiểu truyền thống trong các thử nghiệm phát triển ngôn ngữ. Trẻ em có thể vượt lên trước nhiều tháng chỉ trong một vài tuần được nghe đọc sách đối thoại.--Lonigan, C. J. và Whitehurst, G. J. (1998)

Ba bước của đọc sách đối thoại

  1. Hỏi câu hỏi "cái gì". Chỉ một vật trong sách và nói: "Đây là cái gì?" hoặc "cái này tên là gì?" Lặp lại những gì con quý vị nói. Hãy để con quý vị biết câu trả lời của cháu là chính xác bằng cách lặp lại, "Đúng rồi, đây là con rắn."
  2. Mở rộng những gì con quý vị nói. Mở rộng ngắn và đơn giản. Hãy đảm bảo rằng chỉ thêm vào cụm từ của con quý vị một chút để con quý vị có thể bắt chước những gì quý vị nói. Thêm: "Đúng rồi, con nói đúng! Đó là xe tải, xe tải tự đổ màu vàng." Hội thoại có thể tiếp tục, "Xe tải đang làm gì thế nhỉ?" "Đúng rồi, có vẻ như xe tải đang đổ đất xuống hố."
  3. Hỏi những câu hỏi mở. Sau khi con quý vị thoải mái trả lời những câu hỏi "cái gì", bắt đầu đặt câu hỏi "mở". Câu hỏi mở đòi hỏi suy nghĩ nhiều hơn để trả lời và khuyến khích trẻ em sử dụng trí tưởng tượng của chúng. Câu hỏi mở không có câu trả lời đúng hay sai và gửi đi thông điệp, "Bố/mẹ muốn biết con nghĩ gì."

Các câu hỏi khác có thể là, "Con còn thấy gì nữa?" "Kể cho bố/mẹ." và "Nếu …thì sao". và "Bố/mẹ tự hỏi làm thế nào." hoặc "Làm thế nào điều đó xảy ra nhỉ?" hoặc "Con nghĩ gì?" Nếu con quý vị không biết phải nói gì về một bức tranh, quý vị có thể phải giúp bằng cách trả lời chính những câu hỏi của mình, "Bố/mẹ nghĩ có thể là ông ấy..." Cha mẹ phải đảm bảo khen ngợi và khuyến khích, và luôn luôn theo sở thích của con.

Cần thời gian để học cách đặt câu hỏi mở, nhưng với thực hành và bằng cách để trẻ em dẫn dắt, việc đó trở nên dễ dàng hơn nhiều. Câu hỏi mở cho phép trẻ em nói bất cứ điều gì chúng đang suy nghĩ mà thường dẫn đến những hội thoại thú vị.

Bí quyết đương nhiên là vui chơi! Một cách để làm điều này là chuyển đổi giữa đặt câu hỏi và chỉ đọc sách không. Ví dụ, đọc một trang và sau đó đặt câu hỏi về trang tiếp theo. Tất nhiên, đây chỉ là một cách để đọc sách. Việc cha mẹ đọc một cuốn sách liên tục không nghỉ cũng có lợi cho trẻ em, giúp trẻ em hiểu được tính liên tục của câu chuyện và thưởng thức các vần điệu thú vị của ngôn ngữ vận dụng tốt.